Sự nghiệp Susan Clancy

Susan Clancy gia nhập khoa tâm lý Đại học Harvard với tư cách là sinh viên tốt nghiệp năm 1995. Tại đây bà bắt đầu nghiên cứu về trí nhớ và ý tưởng về ký ức bị kìm nén do chấn thương. Cuộc tranh luận trong lĩnh vực này diễn ra mạnh mẽ vào thời điểm đó, với nhiều bác sĩ lâm sàng cho rằng chúng ta kìm nén ký ức để bảo vệ bản thân khỏi những chấn thương vượt quá sức chịu đựng. Mặt khác, nhiều nhà tâm lý học nhận thức lại lập luận rằng chấn thương này thật sự hầu như không bao giờ bị lãng quên, và dạng ký ức để lại nhiều năm sau đó thông qua thôi miên rất có thể dẫn đến sai lệch.[2]

Năm 2003, Clancy nhận xét với Bruce Grierson của tờ New York Times rằng "chẳng ai thèm nghiên cứu về nhóm đang là trung tâm của cuộc tranh cãi -- những người báo cáo ký ức được phục hồi. Chức năng bộ nhớ trong nhóm này chưa bao giờ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm."[2]

Clancy đưa ra giả thuyết rằng có một nhóm người dễ bị tạo trí nhớ sai lệch hơn và xu hướng này có thể được chứng minh trong phòng thí nghiệm bằng cách đưa ra các bài kiểm tra trí nhớ tiêu chuẩn. Những bài kiểm tra này sẽ cung cấp cho người tham gia danh sách các từ liên quan rồi đề nghị họ nhớ lại danh sách đầu tiên bằng cách khoanh tròn các từ trong danh sách thứ hai bao gồm các từ tương tự. Dữ liệu của bà cho thấy một số người có nhiều khả năng "nhớ lại" khi nhìn thấy những từ tương tự với những từ trong danh sách không trùng khớp chính xác, hơn là một nhóm đối chứng. Về cơ bản là "tạo ra dạng hồi ức từ một suy luận theo ngữ cảnh, thực tế xuất phát từ cảm giác." Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý năm 2000.[2][3]

Công trình nghiên cứu của Clancy đã bị một số người trong cộng đồng chỉ trích nặng nề. Có ý kiến cho rằng có thể những người sở hữu ký ức hồi phục về chấn thương thường nhớ lại nỗi đau buồn đến mức họ không chỉ bị kìm nén mà còn biểu hiện thành suy giảm nhận thức dễ gây ra các vấn đề về trí nhớ trong điều kiện thử nghiệm như nghiên cứu này. Ngoài ra, bà còn nhận được những lá thư đề nghị rằng ngay cả việc tiến hành loại nghiên cứu này nhằm "cổ vũ cho những kẻ lạm dụng tình dục trẻ em" và chế giễu sự đau khổ của trẻ em. Đến năm 2000 khi Clancy được mời đến nói chuyện tại Bệnh viện Cambridge, bà mới biết rằng nhiều người trong khoa tâm thần đã phản đối buổi diễn thuyết của mình.[2][4]

Vào lúc này, Clancy quyết định đi tìm một nhóm mới để nghiên cứu tiếp. Bà bắt đầu nghiên cứu hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc mà những câu chuyện của họ có thể tạo ra kết quả nghiên cứu rõ ràng hơn về phương pháp luận. Clancy tiến hành việc nghiên cứu tỉ mỉ những người tham gia cho đến khi bà tìm thấy 11 nạn nhân vụ bắt cóc bằng lòng kể lại câu chuyện của họ. Điều này đặt ra những thách thức riêng bởi vì nhiều người tham gia nghiên cứu không tin vào ký ức bị kìm nén, mà thay vào đó là một số cách giải thích theo giả thuyết ngoài Trái Đất, chẳng hạn như người ngoài hành tinh xóa bỏ ký ức hoặc kiểm soát tâm trí của họ theo một cách thức nào đó.[2]

Năm 2003, Clancy đảm nhận cương vị giáo sư tại Viện Quản trị Kinh doanh Trung Mỹ trực thuộc HarvardManagua, Nicaragua.[2][5] Bà tiếp tục làm giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm vì Tiến bộ, Phát triển và quyền Lãnh đạo của Phụ nữ trực thuộc Harvard ở Nicaragua.[6]